Nguyên nhân khiến phụ nữ mắc bệnh gút cao hơn nam giới khi về già
1. Nguyên nhân nguyên phát
Đây là nhóm nguyên nhân gặp phải ở đa số các trường hợp bệnh nhân gút. Trong đó, quan trọng nhất chính là do chế độ ăn uống các loại thực phẩm có chứa nhiều purin. Có thể kể đến như: Gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm…
2. Nguyên nhân thứ phát
– Do bệnh nhân bị suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc axit uric của cầu thận
– Do các bệnh về máu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu cấp
– Do dùng các thuốc lợi tiểu trong thời gian dài như: Thiazid, Furosemid, Acetazolamid…
– Do sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị một số bệnh ác tính, thuốc chống lao (Pyrazinamid, Ethambutol…)
3. Các yếu tố nguy cơ của bệnh
Bên cạnh các nguyên nhân chính gây ra bệnh còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc làm bệnh tiến triển nặng như: Béo phì, uống nhiều rượu, tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa, tăng insulin máu và sự đề kháng insulin.
4. Nguyên nhân trực tiếp làm tăng tỷ lệ mắc bệnh gút ở phụ nữ
Sở dĩ tới ngoài 51 tuổi, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh gút mới tăng lên là bởi giai đoạn này quá trình sản xuất ra hormone estrogen trong cơ thể đã giảm đi đáng kể. Estrogen chính là yếu tố giúp thận bài tiết axit uric trong máu ra ngoài qua thận tốt hơn. Vì thế, khi estrogen giảm, nồng độ axit uric trong máu sẽ bắt đầu có xu hướng tăng lên, đến một mức độ có thể hình thành nên các tinh thể muối urat tại khớp sau một vài năm.
Càng nhiều tuổi, tốc độ sản sinh estrogen ở nữ càng giảm, đồng nghĩa với việc tỷ lệ gia tăng nồng độ axit uric máu càng tăng khiến cho tỷ lệ nữ giới mắc bệnh gút cũng cao hơn.
Một nguyên nhân khác được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở nữ giới là thói quen uống nhiều nước ngọt hơn so với nam giới.