Sử dụng đậu xanh
Đậu xanh chứa nhiều chất xơ, có thể làm chậm quá trình hấp thu đạm – tác nhân chính hình thành nhân purin làm tăng acid uric. Đồng thời đậu xanh có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng cường đào thải acid uric ở thận.
Sử dụng lá tía tô
Lá tía tô không chỉ giàu các chất chống viêm, chống oxy hóa mà còn có tác dụng giảm đau, ức chế các loại vi khuẩn và phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Nghiên cứu chỉ ra, trong lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu limonene, dihydrocumin, Cl-pinen giúp ức chế hoạt động của enzyme Xanthine oxidase – nguyên nhân hình thành acid uric trong máu dẫn đến gout . Vì vậy, lá tía tô là nguyên liệu rất thích hợp cho người bị gout.
Sử dụng gừng
Trong gừng có hai chất chống viêm hiệu quả là gingerols và shogaols giúp ức chế các tính thể muối urat trong máu và giảm đau do các cơn gout cấp. Là một loại nguyên liệu dễ kiếm và dễ sử dụng để điều trị gout tại nhà.
Sử dụng táo
Trong táo có chứa acid malic có thể làm giảm nồng độ acid uric trong máu và ngăn ngừa các cơn gút cấp. Ngoài ra giấm táo cũng có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa.
Sử dụng lá lốt
Lá lốt ngoài tác dụng kháng khuẩn, giảm đau còn chống viêm, ngăn ngừa các đợt sưng viêm do bị gút . Đây còn là vị thuốc hiệu quả đối với người bị đau nhức xương khớp với ưu điểm dễ thực hiện, dễ tìm kiếm và an toàn, lành tính.
Sử dụng lá sake
Theo y học cổ truyền, lá sake là loại lá giúp lợi tiểu, tăng cường đào thải acid uric, hỗ trợ giảm các triệu chứng do gút. Ngoài ra lá sake còn chống viêm, giảm đau hiệu quả.
Sử dụng chanh
Nước chanh có tính kiềm, kích thích cơ thể giải phóng nhiều canxi carbonat, hợp chất này liên kết với acid uric và phân hủy thành nước và các hợp chất khác giúp giảm lượng acid uric trong máu.